tham tu tu|cong ty tham tu|dich vu tham tu|thue dich vu tham tu|thue cong ty tham tu

Công Ty dịch vụ cung cấp thông tin thám tử Việt

EMAIL: trungtamttvn@gmail.com
Loadding
slider
slider
slider2

Dịch vụ thám tử

Tin tức

Hành vi ngoại tình có thể là căn cứ để ly hôn?
Hành vi ngoại tình có bị xử phạt không và ngoại tình có thể là căn cứ để yêu cầu ly hôn không? Quy định của pháp luật về vấn đề này cụ thể như sau:

I.  Căn cứ để Tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn:
 
Điều 89 Luật HNGĐ 2000 quy định về Căn cứ cho ly hôn như sau:
 
“1.  Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu  xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định  cho ly hôn.
 
2.  Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.”
 
Mục  8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTPhướng dẫn Khoản 1 Điều 89 như sau:
 
“a)  Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
 
+   Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
 
+   Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
 
+   Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
 
b)  Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này.
 
Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
 
c)  Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”
 
Nếu chứng minh được cuộc sống vợ chồng của bạn đã xảy ra những mâu thuẫn trầm trọng khiến đời sống chung vợ chồng không thể kéo dài thì khi ra tòa, Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn của chồng bạn.
 
II. Về quyền nuôi con khi ly hôn:
 
Điều 92 Luật HNGĐ 2000 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
 
“Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
 
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
 
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
 
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
 
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”
 
Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì  có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
 
Vợ chồng bạn có 1 con chung 7 tháng tuổi, hơn nữa, như bạn trình bày thì chồng bạn đã bỏ nhà đi chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác nên có thể Tòa án sẽ giao con bạn nuôi.
 
Tuy nhiên, khi người chồng cũng có mong muốn nuôi con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:
 
-  Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
 
- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
 
Do đó, nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được rằng con ở với bố sẽ có điều kiện tốt hơn ở với mẹ và bạn có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con, bảo đảm cho con được các điều kiện về vật chất cũng như tinh thần.
 
III. Ông bà nội có được giành quyền nuôi cháu không?
 
Luật Hôn nhân và Gia đình tại các Điều 34,36,37 quy định nuôi con là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Điều đó có nghĩa là pháp luật bảo vệ quyền để đảm bảo những đứa trẻ được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ. Do đó, nếu không thuộc một trong các trường hợp bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì quyền nuôi con luôn thuộc về cha mẹ. Điều 41 Luật HN&GĐ quy định “Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”.
 
Trường hợp của bạn, không thuộc phạm vi Điều 41 nêu trên nên bố mẹ chồng không có quyền nuôi cháu. Việc ông bà đòi quyền nuôi cháu không ảnh hưởng tới quyền nuôi con của bạn.
 
IV. Hậu quả của việc bạn khởi kiện chồng bạn về hành vi ngoại tình? Chồng bạn có phải đi tù không?
 
Hành vi chung sống như vợ chồng với người khác của chồng bạn có thể có dấu hiệu của tội phạm hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự. Điều 147 Bộ luật Hình sự quy định:
 
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
 
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tuyên hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
 
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - TANDTC - VKSNDTC ban hành, thì hành vi “chung sống như vợ chồng”: Là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
 
Tuy nhiên, chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp:
 
- Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng, như làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v...
 
- Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong Điều 147 BLHS, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính nếu qua 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính), mà lại thực hiện chính hành vi đó, hoặc thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật.
 
Trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tuyên hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo khoản 2 Điều 147 BLHS.
 
Theo các quy định chúng tôi vừa viện dẫn thì việc chồng bạn có vợ, con nhưng vẫn lén lút quan hệ với một người khác thì có dấu hiệu của tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nếu hành vi này chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chồng bạn chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì chưa đủ căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chồng bạn về tội này. Do bạn không nêu rõ nên chúng tôi chia ra hai trường hợp để bạn theo dõi.
 
1. Nếu chồng bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng
 
Trong trường hợp này, chồng bạn sẽ phải chịu mức hình phạt theo quy định tại Điều 147 BLHS mà chúng tôi trích dẫn trên đây.
 
Tuy nhiên, chồng bạn lại đang thụ hưởng án treo nên theo quy định tại Khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự về việc phạm tội mới trong thời gian hưởng án treo thì “Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này”.
 
Như vây, chồng bạn sẽ phải chịu hình phạt tù với thời hạn là thời hạn chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
 
2. Nếu chồng bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
 
Trong trường hợp này, chồng bạn vẫn được tiếp tục hưởng án treo theo bản án trước. Chồng bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị  định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính Phủ quy định Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình  Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
 
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
 
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
 
b) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
 
c) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
 
d) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
 
đ) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
 
e) Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
 
2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
 
Buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này”
 

Chi nhánh văn phòng thám tử